TẦNG MẠNG LÀ GÌ VÀ TẠI SAO PHẢI PHÂN CHIA TẦNG MẠNG?

TẦNG MẠNG LÀ GÌ VÀ TẠI SAO PHẢI PHÂN CHIA TẦNG MẠNG?

TẦNG MẠNG LÀ GÌ VÀ TẠI SAO PHẢI PHÂN CHIA TẦNG MẠNG?

14:17 - 27/11/2020

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe hoặc gặp những khái niệm trừu tượng kiểu như tầng mạng, mô hình OSI, mô hình TCP/IP, ... hãy cùng làm rõ những khái niệm này bằng ngôn ngữ quen thuộc nhất.

Thị giác máy tính với OpenCV-Python Bài 7 Phần 3: Nhận diện khuôn mặt
Thị giác máy tính với OpenCV-Python Bài 7 Phần 2: Phát hiện người đi bộ trong video
Thị giác máy tính với OpenCV-Python Bài 7 Phần 1: Phát hiện người đi bộ trong hình ảnh
Thị giác máy tính với OpenCV-Python Bài 6 Phần 2: Phép trừ nền
Thị giác máy tính với OpenCV-Python Bài 6 Phần 1: Bắt bám đối tượng với Meanshift và Camshift

Hãy bắt đầu bằng tư duy nghề nghiệp nói chung, chúng ta đều biết rằng chuyên môn hóa giúp cho năng suất lao động tăng lên, từ đó dần dần xuất hiện các ngành nghề chuyên biệt và các chuyên gia trong mỗi lĩnh vực cụ thể. Nói theo ngôn ngữ đơn giản là bác nông dân thì trồng lúa, bác sĩ khám chữa bệnh, thầy cô giáo thì dạy học, ... Với máy tính và các thiết bị kèm theo cũng vậy, chúng chỉ có thể hiểu và làm được những việc đã được lập trình sẵn, do đó việc phân chia theo các chứng năng cụ thể là rất cần thiết.

Lấy việc bạn gửi thư là một ví dụ, bạn cần làm gì để gửi một lá thư viết tay đến một người nhận ở xa? Chắc hẳn là cần các bước cơ bản như đóng gói lá thư vào phong bì, điền đầy đủ thông tin người gửi và nhận, mang đến bưu điện gần nhất, bưu điện này nhìn địa chỉ ghi trên phong bì rồi bằng phương tiện nào đó (máy bay, tàu hỏa, ...) gửi đến bưu điện gần nhất nơi người nhận, bưu điện phía người nhận sau đó thông báo cho người nhận đến lấy thư hoặc cử nhân viên chuyển phát mang đến tận tay người nhận. Cuối cùng thì người nhận có thể mở phong bì và đọc bức thư. Có vẻ khá nhiều bước và chúng diễn ra tuần tự nhau. Anh đưa thư chỉ cần biết là đây có 1 bức thư, cần chuyển đến người này ở địa chỉ kia, vậy là anh ta sẽ chuyển thư đến địa chỉ đó và sẽ tiếp tục lặp lại công việc này với các bức thư khác.

Tương tự như vậy với việc gửi và nhận thông tin trên các thiết bị điện tử cũng diễn ra theo nhiều bước và ở mỗi bước lại diễn ra những công việc khác nhau. Việc phân chia ra mô hình hay tầng mạng thực tế cũng dựa theo chức năng của mỗi bước khi thao tác với thông tin. Thực ra thì việc phân chia cũng chỉ là tương đối và OSI hay TCP/IP là hai trong số những mô hình được chấp thuận rộng rãi. Lấy ví dụ, mô hình TCP/IP phân chia thành 5 tầng cơ bản gồm:

5 – application (tầng ứng dụng)

4 – transport (tầng giao vận)

3 – network (tầng mạng)

2 – data link (tầng liên kết)

1 – physical (tầng vật lý)

Việc đánh số từ cao đến thấp liên quan đến cấp độ làm việc với dữ liệu. Lấy ví dụ ở tầng thấp nhất là tầng vật lý, thông tin chỉ đơn giản là được nhận và gửi ở dạng bit mà không quan tâm nó có ý nghĩa gì. Hub làm việc ở tầng này, nó chỉ đơn giản là nhận về một dãy tín hiệu ở dạng bit 0 và 1, rồi chuyển đi nguyên vẹn những tín hiệu đó mà chẳng cần quan tâm chúng có ý nghĩa gì. Nhưng ở tầng 2 lúc này (switch làm việc ở tầng này) bắt đầu có sự tìm hiểu xem địa chỉ MAC của thiết bị nguồn và đích là gì để có thể gửi đúng đến địa chỉ đích. Giống như người phân loại thư ở bưu điện: đọc thông tin và phân loại thư theo địa chỉ. Và tương tự như vậy ở các tầng cao hơn. Khái niệm cụ thể của các tầng mạng các bạn có thể tìm đọc dễ dàng từ các nguồn trên mạng, hy vọng bài viết này đã mang đến cho các bạn cái nhìn chung về việc phân chia đó.

 

VIỆN IMC
Tòa nhà IMC Tower, Số 176 Trường Chinh, Phường Khương
Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tel/Fax : (+84) 24 3566 6232 / 24 3566 6234
Email: contact@imc.org.vn   Website: https://imc.org.vn