GOOSEBERRY, SIÊU CHIP MỚI TĂNG QUY MÔ MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ HÀNG NGÀN LẦN

GOOSEBERRY, SIÊU CHIP MỚI TĂNG QUY MÔ MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ HÀNG NGÀN LẦN

GOOSEBERRY, SIÊU CHIP MỚI TĂNG QUY MÔ MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ HÀNG NGÀN LẦN

15:23 - 24/02/2021

Các nhà khoa học máy tính đã đạt được đột phá về điện toán lượng tử giúp mở rộng quy mô hàng loạt cỗ máy siêu mạnh.

BÃO ÁNH SÁNG LASER TRUYỀN DỮ LIỆU
ĐỘT PHÁ MỚI TRONG NGHIÊN CỨU BÓNG BÁN DẪN NANO
PHƯƠNG PHÁP ĐỌC MÃ QR TRÊN BỀ MẶT KHÔNG BẰNG PHẲNG
NGHIÊN CỨU BIẾN CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP THÀNH NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG BỀN VỮNG
ROBOT KIRIGAMI SIÊU NHỎ

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Microsoft và Đại học Sydney đã phát minh ra một laoij chip mới có tên là Gooseberry. Loại chip đặt biệt này vượt qua giới hạn vật lý của của các thế hệ máy tính trước đây vì nó có thể hỗ trợ hàng ngàn qubit, khối cấu tạo của máy tính lượng tử, trong khi hoạt động ở nhiệt độ gần bằng không.

Qubit thay thế các bit truyền thống trong các hệ thống máy tính hiện tại vốn đang sử dụng mã nhị phân 1 và 0 để lưu trữ và truyền dữ liệu. Bằng cách hoạt động ở trạng thái chồng chập lượng tử (superposition), các quybit có thể hoạt động như 1 và 0 cùng một lúc, cho phép máy tính lượng tử đạt năng lực xử lý mạnh hơn theo cấp số nhân so với máy tính truyền thống.

“Để nhận ra tiềm năng của máy tính lượng tử, máy móc sẽ cần vận hành hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu qubit. Các máy tính lượng tử lớn nhất thế giới hiện chỉ hoạt động với 50 qubit. Quy mô này một phần là do giới hạn đối với kiến trúc vật lý điều khiển các qubit. Chip mới của chúng tôi sẽ chấm dứt những giới hạn đó”, David Reilly, Giáo sư tại Đại học Sydney, người phụ trách kiểm tra chính của nghiên cứu, nói.
Thông thường qubit cần được lưu trữ ở nhiệt độ lạnh hơn 40 lần so với không gian sâu (deep space) để hoạt động. Hệ thống hiện tại dựa vào cáp kết nối với từng qubit riêng lẻ được lưu trữ ở nhiệt độ khắc nghiệt này. Siêu chip Gooseberry đông lạnh có khả năng phá vỡ cách tiếp cận kiến trúc cũ bằng cách tạo ra tín hiệu điều khiển cho hàng ngàn qubit ở nơi duy nhất, trong khi chỉ cần hai dây điện để giao tiếp với phần còn lại của hệ thống.
“Máy móc hiện nay tạo ra một dãy dây để điều khiển các tín hiệu, chúng trông giống như một chiếc đèn chùm hoặc tổ chim ngược. Chúng đẹp, nhưng về cơ bản không thực tế. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể mở rộng quy mô máy móc để thực hiện các phép tính có ích. Đây là nút thắt giới hạn đầu vào - đầu ra thực sự. Xây dựng máy tính lượng tử có lẽ là nhiệm vụ kỹ thuật thách thức nhất của thế kỷ 21. Thông qua quan hệ đối tác với Microsoft, chúng tôi không chỉ đề xuất kiến trúc lý thuyết để vượt qua nút thắt đầu vào - đầu ra, mà chúng tôi thực sự đã xây dựng được nó”, Giáo sư David Reilly nói.
 
 
(Sưu tầm)
VIỆN IMC
Tòa nhà IMC Tower, Số 176 Trường Chinh, Phường Khương
Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tel/Fax : (+84) 24 3566 6232 / 24 3566 6234
Email: contact@imc.org.vn   Website: http://imc.org.vn