CÔNG NGHỆ LƯU TRỮ DỮ LIỆU MỚI BẰNG VẬT LIỆU 2D SIÊU MỎNG
08:58 - 10/07/2020
Các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) đã phát minh ra phương pháp lưu trữ dữ liệu mới bằng cách xếp các lớp kim loại siêu mỏng chồng lên nhau, từ đó có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn và tiêu hao ít năng lượng hơn so với chip silicon phổ biến hiện nay.
CHIP MICROCOMB MỞ ĐƯỜNG CHO HỆ THỐNG GPS CHÍNH XÁC HƠN GẤP NGHÌN LẦN
SỬ DỤNG SÓNG TERAHERTZ CHO MẠNG 6G AN TOÀN VÀ ỔN ĐỊNH
MÔ HÌNH DEEPSEEK R1 MỚI RA MẮT GÂY CHẤN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG AI
MÔ HÌNH AI MỚI “TABPFN” CHO DỮ LIỆU DẠNG BẢNG NHỎ
Bước đột phá này dựa trên sáng kiến xếp kim loại thành các lớp nguyên tử cực mỏng, chỉ dày tương đương ba nguyên tử.
Các lớp kim loại này được làm từ vonfram ditelluride, được xếp chồng lên nhau ở kích thước nano. Khi đưa điện vào chồng kim loại này, các lớp ở vị trí lẻ dao động nhẹ so với các lớp ở số chẵn trên và dưới nó. Sự thay đổi này giữ nguyên cho đến khi một luồng điện khác làm cho các lớp lẻ và chẵn một lần nữa được sắp xếp lại.
Phường pháp lưu trữ dữ liệu bằng cách xếp các lớp kim loại siêu mỏng chồng lên nhau
Như vậy, sự sắp xếp các lớp kim loại này trở thành một phương thức để mã hóa thông tin. Để đọc dữ liệu số được lưu trữ giữa các lớp nguyên tử này, các nhà nghiên cứu sử dụng một tính chất lượng tử gọi là độ cong Berry. Nó hoạt động giống như một từ trường để điều khiển các electron trong vật liệu, từ đó đọc được sự sắp xếp của các lớp mà không làm ảnh hưởng đến ngăn xếp.
(Sưu tầm)
VIỆN IMC
Tòa nhà IMC Tower, Số 176 Trường Chinh, Phường Khương
Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tel/Fax : (+84) 24 3566 6232 / 24 3566 6234
Email: contact@imc.org.vn Website: http://imc.org.vn