CHAT GPT CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG?

CHAT GPT CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG?

CHAT GPT CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG?

08:48 - 20/03/2023

Chatbot và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn để trả lời các câu hỏi về sức khỏe. Các nhà khoa học đã nghiên cứu một trong những công cụ này, ChatGPT, để cung cấp những hiểu biết có giá trị và kịp thời về khả năng cũng như hạn chế của trí tuệ nhân tạo liên quan đến kiến thức về ung thư.

HỆ THỐNG NHẬN DẠNG GIỌNG NÓI TRỞ NÊN TOÀN DIỆN HƠN NHỜ MỘT NGHIÊN CỨU MỚI
AI tạo ra hình ảnh chất lượng cao nhanh hơn 30 lần chỉ trong một bước
CẤU TRÚC NANO METALENS CÓ THỂ THƯƠNG MẠI HÓA VỚI CHI PHÍ THẤP?
YOLO v9: Vượt qua ranh giới phát hiện đối tượng theo thời gian thực
Chip mới mở ra cánh cửa cho điện toán AI với tốc độ ánh sáng

Một nghiên cứu trên Tạp chí “Cancer Spectrum” của Viện Ung thư Quốc gia, Hoa Kỳ, đã xem xét chatbot và trí tuệ nhân tạo trong vai trò cung cấp thông tin phổ biến về ung thư. Họ nhận thấy những công cụ này cung cấp thông tin chính xác khi được hỏi về những lầm tưởng và quan niệm sai lầm phổ biến về ung thư.

Khai thác chủ đề những lầm tưởng và quan niệm sai lầm phổ biến về bệnh ung thư, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng 97% câu trả lời là đúng. Tuy nhiên, phát hiện này đi kèm với một số cảnh báo quan trọng, bao gồm cả mối lo ngại của nhóm rằng một số câu trả lời của ChatGPT có thể bị hiểu sai. Điều này có thể dẫn đến một số quyết định sai lầm của bệnh nhân ung thư. Nhóm nghiên cứu đề nghị thận trọng khi tư vấn cho bệnh nhân về việc liệu họ có nên sử dụng chatbot để biết thông tin về bệnh ung thư hay không.

Nghiên cứu cho thấy những người đánh giá đã không biết liệu câu trả lời đến từ chatbot hay Viện Ung thư Quốc gia. Mặc dù các câu trả lời đều chính xác, nhưng những người đánh giá nhận thấy ngôn ngữ của ChatGPT là gián tiếp, mơ hồ và trong một số trường hợp, không rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu nhận ra và hiểu việc bệnh nhân ung thư và người chăm sóc luôn có nhu cầu tiếp cận nguồn thông tin chính xác. Những nguồn này cần được nghiên cứu để có thể giúp bệnh nhân ung thư trong môi trường thông tin trực tuyến khi họ cố gắng tìm kiếm câu trả lời về chẩn đoán của mình.

Thông tin không chính xác có thể gây hại cho bệnh nhân ung thư. Trong một nghiên cứu trước đây được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia, các nhà khoa học phát hiện ra rằng thông tin sai lệch phổ biến trên mạng xã hội có khả năng gây hại cho bệnh nhân ung thư.

Các bước tiếp theo là đánh giá tần suất bệnh nhân sử dụng chatbot để tìm kiếm thông tin về bệnh ung thư, họ đang đặt câu hỏi gì và liệu chatbot AI có cung cấp câu trả lời chính xác cho các câu hỏi phổ biến hoặc bất thường về ung thư hay không. Chi tiết tham khảo tại:

Skyler B Johnson, Andy J King, Echo L Warner, Sanjay Aneja, Benjamin H Kann, Carma L Bylund. Using ChatGPT to evaluate cancer myths and misconceptions: artificial intelligence and cancer information. JNCI Cancer Spectrum, 2023; 7 (2) DOI: 10.1093/jncics/pkad015

 

(Sưu tầm)
VIỆN IMC
Tòa nhà IMC Tower, Số 176 Trường Chinh, Phường Khương
Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tel/Fax : (+84) 24 3566 6232 / 24 3566 6234
Email: info@imc.org.vn   Website: https://imc.org.vn